Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

ÁP DỤNG NHỰA ĐƯỜNG POLIMER THAY THẾ NHỰA ĐƯỜNG 60/70 TRONG SỬA CHỮA HẰN LÚN MẶT ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI

Bộ GTVT đồng ý về nguyên tắc cho phép áp dụng nhựa đường Polimer thay thế nhựa đường 60/70 hoặc bổ sung các phụ gia chống hằn lún vào cấp phối bê tông nhựa 60/70.

Vệt lún trên cao tốc Hà Nội -Lào Cai

Trên cơ sở ý kiến của Vụ KHĐT về việc đề xuất công tác sửa chữa hằn lún vệt bánh xe mặt đường dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Bộ GTVT đã có văn bản chấp thuận chủ trương xử lý sửa chữa hằn lún vệt bánh xe mặt đường dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Cụ thể, Bộ GTVT đồng ý về nguyên tắc cho phép áp dụng nhựa đường Polimer thay thế nhựa đường 60/70 hoặc bổ sung các phụ gia chống hằn lún vào cấp phối bê tông nhựa 60/70 nhằm sửa chữa các vị trí hằn lún vệt bánh xe mặt đường dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo các hướng dẫn của Bộ về sửa chữa hằn lún. 
Đồng thời, Bộ yêu cầu VEC nghiên cứu, so sánh, lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế, giải quyết triệt để vấn đề hằn lún vệt bánh xe trên tuyến. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sửa chữa, yêu cầu VEC thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Trong đó, Bộ yêu cầu thiết kế lại cấp phối bê tông nhựa, đồng thời cập nhật, điều chỉnh khung tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật thi công - nghiệm thu của dự án làm cơ sở kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công; triển khai thi công thí điểm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng trước khi triển khai thi công đại trà. 
Chỉ đạo Tư vấn giám sát và các Nhà thầu thi công kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công tại tất cả các khâu từ chuẩn bị vật liệu, máy móc, thiết bị thi công đến việc sản xuất, rải và lu lèn, bảo dưỡng các lớp bê tông nhựa theo đúng các quy trình, quy phạm hiện hành và các Văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải. 
Bộ chấp thuận điều chỉnh thời hạn hoàn hoàn thành công tác sửa chữa hằn lún vệt bánh xe đến ngày 30/10/2015. Yêu cầu VEC lập tiến độ tổng thể và chi tiết cho từng đoạn sửa chữa làm cơ sở theo dõi, chỉ đạo thi công đảm bảo tiến độ yêu cầu. Đến thời hạn trên mà VEC vẫn chưa hoàn thành công tác sửa chữa, yêu cầu VEC dừng thu phí tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho đến khi sửa chữa, khắc phục xong hoàn toàn các hư hỏng, đảm bảo an toàn giao thông mới được tiếp tục thu phí, đồng thời có văn bản báo cáo Bộ GTVT để xin ý kiến chỉ đạo.
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn bảo hành công trình. Bộ yêu cầu VEC chỉ đạo nhà thầu khẩn trương sửa chữa, khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe theo đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư. Kinh phí thực hiện thuộc trách nhiệm bảo hành của Nhà thầu (không sử dụng kinh phí của dự án) và Nhà thầu phải thực hiện cam kết bảo hành theo quy định.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Sự giống và khác nhau về vật liệu, công nghệ thi công giữa thấm nhập nhựa và láng nhựa

1. Vật liệu:
+) Giống nhau: đểu sử dụng đá có cường độ cao và nhựa hoặc nhũ tương
+) Khác nhau:
*) Láng nhựa: sử dụng đá có kích thước đổng đều, kích cỡ nhỏ từ 5-20mm
*) Thấm nhập nhựa: sử dụng nhiều loại đá có kích thước khác nhau như 40­60mm, 20-40mm, 10-20mm, 5-15mm
2. Công nghệ thi công:
+) Giống nhau: đều kết hợp được cường độ của đá dăm và lực ma sát giữa nhựa và đá để tạo nên cường độ cho kết cấu thông qua việc cho nhựa chèn vào khoang trống giữa các viên đá
+) Khác nhau:
*) Láng nhựa: tưới nhựa trước -» rải đá — lu lèn
*) Thấm nhập nhựa: rải đá — lu lèn — tưới nhựa

+ Về sự khác biệt của mặt đường đá dăm láng nhựa và đá dăm thấm nhập nhựa
(Mặt đường đá dăm láng nhựa là mặt đường đá dăm đã được lu lèn chặt, rải đá chèn cho lọt xuống khe, bề mặt kín (rải đến 3 cỡ đá chèn: 20x40,10x20, 5x10) lúc ấy mới tưới nhựa, rải đá con và lu lèn (làm lớp láng nhựa trên bề mặt).
Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa: đá dăm cơ bản (40x60 hoặc 20x40) khi đã lu chặt sẽ được tưới nhựa thấm nhập vào lớp đá dăm cớ bản, rải đá chèn cho lọt xuống xuống khe và lu lèn (tưới nhựa và rải đá chèn 2 đến 3 lẩn).
+ Láng nhựa: xử lý bề mặt bằng nhựa.
Là một lớp bảo vệ không cho nước thấm xuống mặt đường. Cấu tạo: tưới nhựa từng lớp trên bề mặt đường rồi rải đá lèn ẹp

* Thấm nhập nhựa: Cấu tạo bằng  lớp đá dăm (thường 4x6cm) được lu lèn rồi tiến hành tưới nhựa đến hết (4,5-6cm).
Vai trò của nhựa: một phẩn bọc các viên đá dăm làm tăng sự bám dinh giữa các viên đá, một phần lấp các lỗ rỗng giữa các viên đá.

Cường độ được hình thành chủ yếu dựa vào tác dụng của ma sát, chèn móc giữa các viên đá, nhựa có tác dụng dính bám và ổn định đá dăm.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Hướng dẫn thi công vật liệu Carbon Asphalt trên nền cấp phối đá dăm loại 1

Vật liệu Carboncor Asphalt sử dụng 3 thành phần: đá, sít than sau sàng (rác than) cùng với nhũ tương đặc biệt. Liên kết dính bám và hình thành cường độ của Carboncor Asphalt được hình thành do phản ứng hóa học dưới tác dụng của nhũ tương đặc biệt và nguyên tử Carbon trong rác than, liên kết hóa học này làm cho vật liệu Carboncor Asphalt liên kết thành một khối bền vững với nền đường
                                                  

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

DỰ ÁN CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG: SỬ DỤNG NHỰA ĐƯỜNG CÓ ĐỘ KIM LÚN 40-50 ĐỂ THI CÔNG PHẦN BTN CÒN LẠI

Bộ GTVT vừa có văn bản chỉ đạo sử dụng nhựa đường có độ kim lún 40-50 để thi công phần bê tông nhựa còn lại tại Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

                                                                 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Công văn nêu rõ, theo cơ chế tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) là cấp quyết định đầu tư, Chủ đầu tư dự án, do đó việc lựa chọn loại kết cấu mặt đường, vật liệu nhựa để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thuộc trách nhiệm của VIDIFI; lưu ý kết cấu phải đảm bảo cường độ mặt đường (Eyc) và kinh phí xây dựng không vượt quá chi phí kết cấu đã được phê duyệt.
Trong quá trình sử dụng nhựa đường có độ kim lún 40-50, Bộ yêu cầu VIDIFI chỉ đạo Tư vấn, Nhà thầu và các đơn vị liên quan tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7493:05 Bitum - Yêu cầu kỹ thuật và Thông tư số 27/2014/TT-BGTVT ngày 28/7/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng chất lượng công trình giao thông.
Đồng thời, Bộ yêu cầu VIDIFI  lựa chọn các đơn vị cung ứng nhựa đường có hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, có hệ thống kho bãi, bồn chứa (tối thiểu phải có hai bồn chứa để tránh việc sử dụng chung cho hai loại nhựa 60-70 và 40-50 trong cùng một bồn), phương tiện vận chuyển, quy trình tồn trữ, bảo quản và vận chuyển nhựa đường theo quy định.

Về thi công và nghiệm thu: hiện nay tiêu chuẩn TCVN 8819:2011 “Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu”, TCVN 8820:2011 “Hỗn hợp bê tông nhựa nóng – Thiết kế theo phương pháp Marshall” và Quyết định 858/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2014 của Bộ Giao thông vận tải đã có các quy định về thiết kế và thi công hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường 40-50. Tuy nhiên, các đơn vị thi công chưa thiết kế, thi công nhiều đối với loại nhựa đường 40-50, do đó trong quá trình triển khai thực hiện cần tiến hành thiết kế và thi công thí điểm để theo dõi, đánh giá và hoàn thiện công nghệ làm cơ sở xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật thi công, nghiệm thu và tiến hành thi công đại trà tại dự án.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

PHÂN BIỆT CHẤT LƯỢNG NHỰA ĐƯỜNG

Nhựa đường (bitum) là vật liệu chính để sản xuất bê tông nhựa đường hoặc dùng phun tưới bán thâm nhập trong xây dựng mặt đường bộ cho các công trình xây dựng giao thông. Trong sản xuất bê tông nhựa nóng, nhựa đường chỉ có khoảng 5% về khối lượng nhưng chiếm đến 80% giá thành của 1m3 bê tông nhựa đường. Do vậy, chất lượng nhựa đường quyết định đến chất lượng của mặt đường nhựa và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.
Sử dụng loại nhựa đường nào để công trình đạt chất lượng và tiết giảm chi phí là vấn đề nóng trong ngành xây dựng giao thông, đặc biệt là hiện tượng hằn lún vệt bánh xe liên tục xảy ra trong các công trình xây dựng cầu đường hiện nay.
Công tác giám sát chất lượng vật liệu nhựa đường
      Các đơn vị liên quan trong xây dựng công trình giao thông luôn trăn trở về mối quan hệ giữa chất lượng nhựa đường và bài toán chi phí. Bất cứ đơn vị liên quan nào cũng gắn chặt uy tín của mình vào chất lượng công trình, từ lúc khởi công xây dựng đến nghiệm thu, bảo hành công trình và nhiều năm sử dụng công trình sau đó. Các cơ quan chức năng trong ngành giao thông vận tải, các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đều kiên quyết loại nhựa đường kém chất lượng ra khỏi công trường để đảm bảo chất lượng công trình giao thông. Các đơn vị tư vấn thiết kế đưa vào hồ sơ thiết kế loại vật liệu nhựa đường phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại; có bao bì ghi nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ một các rõ ràng nhằm tránh việc gian lận khối lượng, tráo đổi nhãn mác, nhập nhằng xuất xứ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Các đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra nghiêm ngặt hồ sơ lô nhựa đường sẽ đưa vào thi công, kết hợp với đơn vị thí nghiệm tại hiện trường phát hiện các hành vi gian dối, tráo đổi vật liệu (hồ sơ thật - vật liệu giả). Các nhà thầu thi công chỉ nên sử dụng nhựa đường của các nhà phân phối có uy tín và loại nhựa đường có thương hiệu đã được khẳng định chất lượng qua nhiều công trình đã thi công trong nhiều năm qua. Các công ty nhập khẩu trực tiếp, các nhà cung ứng vật liệu nhựa đường phải có năng lực cung ứng, vận chuyển, bảo quản nhựa đường; cung cấp nhựa đường có nhãn mác bao bì xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ trọng lượng và chất lượng cao.
Đã xảy ra nhiều công trình giao thông sử dụng nhựa đường kém chất lượng, nhựa đường giá rẻ, nhựa đường xuất xứ không rõ ràng, nhựa đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong thời gian qua. Các cơ quan chức năng đã và đang vào cuộc để điều tra xử lý và đề nghị truy tố các hành vi gian lận khối lượng, tráo đổi nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại... trong việc sử dụng nhựa đường để xây dựng công trình giao thông. Nhiều nhà thầu thi công đã phải thiệt hại hàng tỷ đồng để thi công lại nhiều con đường không đạt yêu cầu về chất lượng. Nhiều cuộc hội thảo về hiện tượng hằn lún vệt bánh xe đã được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành xây dựng giao thông trong thời gian gần đây.
Các loại nhựa đường hiện nay đang sử dụng
Nhựa đường Iran
Nhựa đường Shell

Nhựa đường (bitum hay bitumen) là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất dầu thô, dùng để sử dụng trong xây dựng mặt đường bộ của công trình giao thông. Hiện nay Việt Nam nhập khẩu 100% nhựa đường từ Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Iran và các nước Trung Đông.... Trong vài năm tới sẽ có thêm sản phẩm nhựa đường mới khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông.
Có nhiều loại nhựa đường khác nhau nhưng chỉ có loại nhựa đường có độ kim lún (Penetration) từ 60 đến 70 (thường gọi là nhựa đường 60/70) là phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Nhựa đường nhập khẩu hiện nay có 2 loại: nhựa đường đặc đóng phuy và nhựa đường đặc nóng.
+ Nhựa đường đặc đóng phuy có 2 loại: đóng phuy tại nước ngoài và đóng phuy tại Việt Nam. Đóng phuy tại nước ngoài có nhãn mác rõ ràng, trọng lượng nhựa đường không thay đổi 154kg/phuy có nhựa đường Shell 60/70 Singapore. Nhựa đường Caltex, nhựa đường Esso Mobile đóng phuy tại Singapore đã không còn nhập khẩu về Việt Nam nhiều năm nay do thay đổi chính sách phân phối của nhà sản xuất (gần đây đã xuất hiện nhựa đường đóng phuy tại Trung Đông nhái các nhãn hiệu này). Nhựa đường đóng phuy tại Việt Nam hiện nay chủ yếu do Công ty Nhựa đường Petrolimex nhập khẩu và đóng phuy tại huyện Nhà Bè, TP.HCM.......... với trọng lượng tịnh 190kg/phuy, trọng lượng cả bì: 200kg/phuy. Ngoài ra, cũng có một số nhà phân phối nhựa đường đầu tư máy móc và đóng phuy nhựa đường tại Việt Nam nhưng chất lượng và thương hiệu chưa được khẳng định trên thị trường.
+ Nhựa đường đặc nóng được nhập khẩu về Việt Nam bằng tàu biển chuyên dụng. Khi tàu cập cảng, nhựa đường được bơm từ tàu lên các bồn chứa tại kho công ty nhập khẩu và luôn giữ nhiệt độ nhựa đường ở 1000C-1500C. Các xe bồn chuyên dụng 10-16 tấn sẽ chuyên chở nhựa đường đặc nóng đến bơm rót vào các trạm trộn bê tông nhựa nóng cho khách hàng. Các trạm bê tông nhựa sẽ trộn nhựa đường với đá, cát, phụ gia... để sản xuất bê tông nhựa nóng phục vụ cho công tác thảm nhựa đường các công trình giao thông. Nhựa đường đặc nóng cũng được nhập khẩu từ nhiều nguồn gốc xuất xứ khác  nhau như Singapore, Trung Quốc, Malaysia, UAE, Iran....

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Phân biệt lớp nhựa thấm bám và nhựa dính bám

Phân biệt các lớp Prime Coat, Tack Coat, và Seal Coat theo AASHTO để có những hiểu biết chuẩn xác nhất khi tham gia các dự án quốc tế.
Prime Coat (lớp nhựa thấm bám)
Lớp Prime coat là lớp nhũ tương bitum (bitumen emulsion) có độ nhớt thấp thường được phủ lên các lớp móng dạng hạt (như lớp cấp phối đá dăm). Lớp này là lớp chuẩn bị để trải lớp bê tông nhựa lên mặt móng dạng hạt.
Lớp nhũ tương Prime coat phải thâm nhập được nhanh vài centimét vào lớp móng dạng hạt (hình a). Nếu độ nhớt của nhũ tương lớn hoặc sử dụng loại nhũ tương không đạt yêu cầu làm cho nhũ tương không thể thâm nhập vào đá thì xem như lớp Prime coat không đạt yêu cầu (hình b).
Chức năng của lớp prime coat:
· Làm lớp áo và lớp bám dính cho mặt lớp móng dạng hạt.
· Làm cứng và ổn định bề mặt lớp móng.
· Chống thấm bề mặt móng nhờ lớp nhũ tương thâm nhập len lõi vào các lỗ rỗng của lớp đá.
· Làm tăng mức độ dính bám giữa lớp móng và lớp mặt bê tông nhựa.
Tuỳ theo loại móng và trạng thái mà lượng nhựa lớp prime coat thay đổi từ: 0.8-1.3l/m2. Dùng nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC-70; MC-70) hoặc dùng nhũ tương cationic phân tích chậm (Cationic Slow Setting Emulsion) loại CSS-1, hoặc nhũ tương anionic phân tích chậm loại SS-1. 
Hoặc có thể dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 80/100 (theo trọng lượng) tới ở nhiệt độ nhựa 450C ± 100C. Phải tưới trước độ 4-6h để nhựa lỏng đông đặc lại, hoặc nhũ tương phân tích xong mới được rải lớp bê tông nhựa lên trên. (theo tiêu chuẩn Việt Nam 22 TCN 249-98, điều 5.4.4)
Theo hướng dẫn của AASHTO - Guide Specification for Highway Construction, lớp prime coat được trải ở thời tiết khô trên 10oC, lượng nhựa từ 0.45-2.25 l/m2
Tack Coat là lớp phun mỏng nhũ tương bê tông nhựa loãng để tạo ra lớp dính bám giữa lớp bê tông nhựa với mặt đường hiện hữu hoặc giữa các lớp bê tông nhựa với nhau.
Chức năng của lớp Tack Coat:
· Tăng cường bám dính giữa các lớp
· Tránh hiện tượng trượt giữa hai lớp vật liệu 
· Tăng cường độ của hai lớp vật liệu nhờ sự kết hợp làm việc đồng thời
Lớp Tack coat thường áp dụng trên các lớp móng có dùng nhựa (thấm nhập nhựa, láng nhựa...) vừa mới thi công xong hoặc trên lớp bê tông nhựa thứ nhất vừa mới rải xong, sạch và khô ráo thì chỉ cần tưới lượng nhựa lỏng RC-70 hoặc MC-250 hoặc nhũ tương CSS-1h hoặc SS-1h từ 0.2-0.5l/m2; hoặc nhựa đặc 60/70 pha dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C ±100C. (theo tiêu chuẩn Việt Nam 22 TCN 249-98, điều 5.4.4)
Theo hướng dẫn của AASHTO - Guide Specification for Highway Construction, lớp tack coat được trải ở thời tiết khô hoặc ấm, trước hoàng hôn, bề mặt trải phải khô ráo, lượng nhựa từ 0.15-0.7 l/m2.
ỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 25/100 (theo trọng lượng) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C ±100C. (theo tiêu chuẩn Việt Nam 22 TCN 249-98, điều 5.4.4)

Theo hướng dẫn của AASHTO - Guide Specification for Highway Construction, lớp tack coat được trải ở thời tiết khô hoặc ấm, trước hoàng hôn, bề mặt trải phải khô ráo, lượng nhựa từ 0.15-0.7 l/m2.

Đặc tính kỹ thuật nhựa đường lỏng phân tách trung bình - MC

MC là loại nhựa đường lỏng phân tách trung bình được sử dụng trong xây dựng đường xá, sân bay hoặc các ứng dụng trong các công trình giao thông khác. Nhựa đường lỏng được sản xuất ra từ quá trình trộn Nhựa đường đặc 60/70 với dung môi theo tỷ lệ thích hợp. Ở trạng thái tự nhiên, có dạng lỏng màu đen.
MC có thể được sử dụng cho các ứng dụng sau:
- Tưới thấm bám, tưới dính bám
- Làm mặt đường thấm nhập
- Bê tông nhựa nguội
- Làm lớp bảo dưỡng bê tông cầu cạn                                               
- Dùng trong duy tu bảo dưỡng, gia cố đường đất, gia cố đường cấp phối…

Các chỉ tiêu tiêu biểu

Chỉ tiêu
Phương pháp thử
Kết quả
MC 30
MC 70
Độ nhớt động học ở 60 oC, cSt
ASTM D2170
30 – 60
70 - 140
Nhiệt độ bắt lửa, oC
ASTM D3143
≥ 38
≥ 38
Hàm lượng nước, %
ASTM D95
≤ 0,2
≤ 0,2
Thí nghiệm chưng cất:
ASTM D402
- Chưng cất tới nhiệt độ 225 oC , %
≤ 25
≤ 20
- Chưng cất tới nhiệt độ 260 oC , %
40 -70
20 - 60
- Chưng cất tới nhiệt độ 316 oC , %
75 – 93
65 - 90
Hàm lượng nhựa thu được sau khi chưng cất ở 360 oC,%
≥ 50
≥ 55
Thí nghiệm trên mẫu nhựa sau khi chưng cất
- Độ kim lún ở 25 oC, 5s, 100g, 1/10 mm
ASTM D5
120 - 250
120 - 250
- Độ kéo dài ở 25 oC, cm
ASTM D113
≥ 100
≥ 100
- Lượng hòa tan trong Tricloroethylene, %
ASTM D2042
≥ 99
≥ 99
Bao bì, bảo quản
Dải nhiệt độ được khuyến cáo khi áp dụng sản phẩm Nhựa đường lỏng - MC
Tồn trữ                       10oC - 30oC
Trộn, rải                     70oC - 110oC
-   Nhựa đường lỏng được tồn chứa và vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng hoặc bằng phuy.
-   Tồn chứa và sử dụng sản phẩm ở nhiệt độ thường tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt.
Vấn đề An toàn và sức khỏe

Nhựa đường lỏng MC đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực công nghiệp, không gây bất cứ nguy cơ nào đáng lưu tâm khi được sử dụng theo chỉ dẫn.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Đặc tính kỹ thuật nhũ tương nhựa đường polime – CRS- P

CRS P là loại Nhựa đường nhũ tương polime phân tách nhanh sử dụng trong xây dựng đường sá, sân bay, duy tu sửa chữa đường bộ, là loại nhựa đường nhũ tương cải thiện bằng phụ gia polime. Qua đó, nhựa đường được phân tán vào trong pha dung dịch nước tạo thành những hạt ổn định (đường kính từ 0,1 - 5 µm) nhờ sự có mặt của chất nhũ hóa có hoạt tính bề mặt. Khi CRS P được trộn với cốt liệu khoáng hoặc được phun lên bề mặt đường, nước sẽ bốc hơi, chất nhũ hóa thấm vào cốt liệu khoáng, CRS P sẽ phân tách, những hạt nhựa đường nhỏ li ti sẽ dịch lại gần nhau hình thành lớp mỏng, dày đặc trên bề mặt các hạt cốt liệu khoáng. Sự liên kết của polime trong CRS P làm giảm thiểu sự tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài lên lớp bê tông nhựa, tăng mô đun độ cứng ở nhiệt độ cao và có độ đàn hồi tốt kể cả khi nhiệt độ xuống thấp (chống lại hiện tượng nứt vỡ), tăng khả năng bám dính với cốt liệu.

CRS P có thể được, sử dụng cho các ứng dụng sau.
-         Tưới dính bám trên mặt đường mới xây dựng, mặt đường còn tốt khi xây dựng lớp phủ bê tông nhựa đặc biệt (lớp phủ tạo nhám, lớp phủ bê tông nhựa polime...)
-         Lớp phủ bê tông nhựa trên đường có nhiều xe tải nặng, đường sân bay.
-         Láng nhựa với đường có lưu lượng xe trung bình.
Các đặc tính quan trọng
Chỉ tiêu
  Phương pháp thử
Kết quả
CRS1p
CRS 2p
Độ nhớt Saybolt Furol, 50 °C, giây
ASTM D 244
20-100
100-400
Độ ổn định lưu kho trong 24h, %
ASTM D 6930
≤ 1
≤ 1
Độ đồng nhất (hàm lượng hạt lớn hơn 850 µm),%
22 TCN 354-06
≤ 0.1
≤ 0,1
Độ khử nhũ, %
22 TCN 354-06
≥  40
≥ 40
Hàm lượng dầu, %
22 TCN 354-06
≤ 3
≤ 3
Hàm lượng nhựa, %
22 TCN 354-06
≥ 60
≥ 60
Độ kim lún ở 25oC, 100g, 5giây, 1/10mm
TCVN 7495 : 2005
60 -120
60 - 120
Điểm hóa mềm (dụng cụ vòng và bi), oC
TCVN 7497 : 2005
50
55
Độ hòa tan trong tricloethylene, %
TCVN 7500 : 2005
≥  97,5
≥ 97.5
Độ đàn hồi ở 25 oC, %
AASHTO T301-2003
≥ 30
≥ 50
Hàm lượng polime, %
AASHTO T302-05
≥ 2
≥ 2.5

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Dải nhiệt độ được khuyến cáo khi áp dụng sản phẩm CRS 1P.
Tồn trữ                       25oC - 65oC
Rải, phun, tưới          50oC-75oC
Trong quá trình vận chuyển và lưu trữ phải đảm bảo để nhũ tương polime không bị mất ổn định về cấu trúc cơ học và không bị nhiễm bẩn với các chất hóa học hoặc các chất khác.
Tránh gây áp suất lớn cho các téc, bồn hay thùng chứa nhũ tương polime.
Kiểm tra xe bồn/thùng trước khi bơm cấp nhũ tương polime để đảm bảo các thiết bị chứa sạch không bị nhiễm bẩn và nhiễm các hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng.
Tuyệt đối không được pha thêm nước vào nhũ tương polime. Thời hạn sử dụng sản phẩm là 15 ngày kể từ ngày sản xuất.
Vấn đề An toàn và sức khỏe
CRS P đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn (sử dụng, phòng cháy nổ) và sức khỏe trong lĩnh vực công nghiệp, không gây bất cứ nguy cơ nào đáng lưu tâm khi được sử dụng theo chỉ dẫn.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

QUY TRÌNH LẤY MẪU VẬT LIỆU NHỰA DÙNG CHO ĐƯỜNG BỘ SÂN BAY VÀ BẾN BÃI

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy trình này quy định việc lấy mẫu nhựa đặc, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa để đưa về phòng thí nghiệm phân loại và kiểm tra chất lượng, trước khi quyết định cho phép hay không cho phép sử dụng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.
Mẫu các vật liệu nhựa này được lấy từ các nguồn khác nhau như từ các kho chứa tập trung, từ các kho bãi phân tán, từ các lô hàng nhập ngoại, từ các xe chuyên dùng để vận chuyển và kể cả từ nơi sản xuất và chế tạo.
1.2. Việc lấy mẫu vật liệu nhựa phải đảm bảo được 2 yêu cầu cơ bản sau đây:
- Mẫu phải mang tính đại diện cho cả khối vật liệu nhựa hoặc cho cả lô hàng.
- Mẫu phải thể hiện được đặc tính của vật liệu.
- Mẫu phải có lý lịch rõ ràng
1.3. Quy trình này thay thế cho Quy định cũ về phương pháp lấy mẫu thí nghiệm thể hiện ở Điều 1.5 của “Quy trình thí nghiệm vậ liệu nhựa đường” – 22 TCN 63-84, ngày 21/12/1984.
2. QUY ĐỊNH VỀ KHỐI LƯỢNG MẪU VÀ KÍCH THƯỚC THÙNG ĐỰNG MẪU
2.1. Đối với nhựa đường đặc
Mẫu nhựa đường đặc phải đựng trong hộp sắt tròn, có nắp đậy kín, khối lượng yêu cầu từ 2,5 kg - 3,0 kg, được đựng trong một hộp to hoặc hai hộp nhỏ (xem hình 1) có kích thước quy định như sau:
- Loại hộp to: Φ 165, h = 190, nắp đậy kín chứa được 2,5 Kg – 3,0 Kg mẫu
- Loại hộp nhỏ: Φ 115, h = 150, nắp đậy kín chứa được 1,25 Kg – 1,50 Kg mẫu
Trong trường hợp khó khăn cho phép đựng mẫu trong xô nhựa nhỏ có nắp đậy kín.
Trên thành hộp phải dán nhãn hiệu mẫu theo quy định (xem phụ lục 1) hoặc viết ký hiệu mẫu bằng bút phớt dầu (không dễ xóa) trên thành hộp
Quy định này cũng được áp dụng cho nhựa đường đặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao (120o - 150oC).
2.2. Đối với nhựa đường lỏng
Quy định này áp dụng cho nhựa đường lỏng ở nhiệt độ bình thường.
Mẫu phải đựng trong can sắt, có tay xách và nắp mũ xoáy kín.
Khối lượng yêu cầu 3,0 lít – 4,0 lít, được đựng trong một can sắt loại to hoặc trong 2 can sắt loại nhỏ (xem hình 2) có kích thước như sau:
- Loại can sắt to: 250 x 170 x 105, nút Φ45 dung tích đựng được 4 lít.
- Loại can sắt nhỏ: 160 x 115 x 65, nút Φ35 dung tích đựng được 1,2 lít – 1,5 lít.
Trên thành can sắt phải dán nhãn hiệu mẫu quy định (xem Phụ lục 1)
Hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách.
2.3. Đối với nhũ tượng nhựa
Mẫu nhũ tương nhựa bao gồm loại gốc kiềm (Anioníc) là loại gốc Axít (Cationic) đều phải đựng trong can nhựa có nút xoáy kín, có dung tích tối thiểu là 4 lít.
Kích thước can nhựa thường là 240 x 200 x 90 (xem hình 3).
Trên thành can phải dán ký hiệu theo quy định hoặc ghi ký hiệu bằng bút phớt dầu, hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách.
2.4. Đối với nhựa đường nghiền dạng bột
Mẫu nhựa đường nghiền dạng bột có thể đựng trong can sắt hoặc trong can nhựa với khối lượng yêu cầu từ 2,5kg – 3,0 kg.
Trên thành can phải dán ký hiệu theo quy định hoặc ghi ký hiệu bằng bút phớt dầu, hoặc đeo thẻ mẫu ở tay xách
3. QUI ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN MẪU
3.1. Hộp đựng mẫu phải mới và sạch sẽ (không bị gỉ), không sử dụng loại hộp dùng lại. Hộp đựng mẫu không được tráng bằng bất kỳ dung môi nào hoặc lau hộp bằng giẻ có chất dung môi. Muốn lau hộp phải dùng giẻ khô và sạch.
Ngay sau khi lấy mẫu cho vào hộp, cần đậy nắp kín và niêm phong, dán nhãn hiệu mẫu lên thành hộp, cũng có thể sử dụng bút phớt dầu (không dễ bị xóa) để ký hiệu lên thành hộp và nắp hộp trước khi dán nhãn.
3.2. Nên tránh việc chuyển mẫu từ hộp này sang hộp khác để chống nhiễm bẩn mẫu, ảnh hưởng tới đặc tính và chất lượng mẫu.
3.3. Đối với mẫu nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa, can chứa chúng phải nút chặt, kín để tránh rò rỉ và chống bay hơi.
3.4. Không được để mẫu ngấm nước và không được để mẫu ở gần những nơi tỏa ra nhiệt độ cao (trên 60oC).



4. QUY ĐỊNH VỀ MẪU GỬI CHÀO HÀNG
Mẫu chào hàng là những mẫu giới thiệu sản phẩm do những tổ chức hay tư nhân từ nước ngoài hay trong nước gửi đến để chào hàng.
Việc lấy mẫu để chào hàng phải tuân thủ theo Quy trình này hoặc tham khảo ASTM D140 – 88, AASHTO T 40 – 78.
4.2. Kèm theo mẫu chào hàng phải có các chứng chỉ sau đây:
- Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu chào hàng, trong đó phải có chỉ tiêu xác định hàm lượng Parafin trong nhựa.
- Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng do cấp có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
- Chứng chỉ kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của mẫu nhựa do Phòng Thí nghiệm có tư cách pháp nhân về chứng nhận chất lượng xác nhận.
- Chứng chỉ kiểm tra mức độ độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
5. QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP LẤY MẨU KIỂM TRA ĐẠI DIỆN LÔ HÀNG NHẬP NGOẠI
5.1. Đối với nhựa đường đặc
5.1.1. Các lô hàng nhựa đường đặc nhập từ nước ngoài chủ yếu được vận chuyển bằng tàu biển, thường tồn tại dưới 2 dạng:
- Dạng 1: Nhựa đường đặc ở trạng thái từ dẻo quánh đến nửa rắn, được đóng trong các thùng (phuy), trọng lượng mỗi thùng có thể từ 130 kg-150 kg.
- Dạng 2: Nhựa đường đặc ở trạng thái lỏng, được chứa trong các bồn chứa lớn có thiết bị khuấy và được giữ ở nhiệt độ cao (từ 120oC – 150oC).
5.1.2. Đối với nhựa đường đặc đóng trong các thùng (phuy), mẫu được lấy cách nắp thùng và thành bên của thùng tối thiểu 15 cm.
Nếu lấy mẫu theo kiểu nghiêng thùng cho nhựa quánh chảy ra từ từ thì tiến hành lấy mẫu chỉ sau khi một khối lượng nhựa đã chảy ra tối thiểu là 5kg.
Dùng xẻng sạch và dao rửa sạch xắn nhựa lấy đủ khối lượng mẫu yêu cầu cho vào hộp.
5.1.3. Số lượng mẫu lấy đại diện cho lô hàng nhập ngoại được quy định theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên.
Số lượng mẫu kiểm tra đại diện cho lô hàng được quy định trong bảng 1.
Số lượng mẫu quy định lấy theo lô hàng
Bảng 1
TT
Khối lượng lô hàng
Quy đổi ra số lượng thùng (thùng)
Quy định số lượng mẫu phải lấy để kiểm tra
Loại thùng 130 kg
Loại thùng 150 kg
1
Dưới 25 T
192
166
1
2
Từ 25 T – Dưới 50 T
192 – 385
167 – 335
2
3
Từ 50 T – Dưới 100 T
385 – 769
335 – 666
3
4
Từ 100 T – Dưới 500 T
770 – 3846
667 – 3333
4
5
Từ 500 T – Dưới 1000 T
3847 – 7692
3334 – 6666
5
6
Từ 1000 T – Dưới 5000 T
7693 – 38461
6667 – 33333
6
7
Từ 5000 T – Dưới 10.000 T
38462 – 76923
33334- 66666
7
8
Từ 10.000 T – Dưới 15.000 T
76924 – 115384
66667 – 100000
8
9
Từ 15.000 T – Dưới 20.000 T
115385 – 153846
100001 – 133333
9
10
Từ 20.000 T – Dưới 30.000 T
tới 230769
tới 200000
10
5.1.4. Đối với nhựa đường đặc được hóa lỏng ở nhiệt độ cao và chứa trong các bồn chứa, mẫu được lấy từ vòi hoặc các van nằm ở vị trí phía trên, giữa và phía dưới của bồn. Mẫu được lấy vào hộp sắt loại to, làm nguội ở nhiệt độ không khí để trở lại trạng thái quánh, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm.
5.1.5. Khối lượng của một mẫu lấy phải tuân theo quy định ở điều 2.1.
Số lượng mẫu lấy đại diện cho lô hàng phải tuân theo 5.1.3 ở Quy trình này.
5.2. Đối với nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường
Nhựa đường lỏng và nhũ tương được vận chuyển bằng tàu biển và bơm trực tiếp vào các bồn chứa ở các kho cố định trên bờ. Việc lấy mẫu kiểm tra đại diện cho lô hàng được tiến hành theo 2 phương pháp sau đây:
- Phương pháp 1: Lấy mẫu qua vòi của bồn chứa (nếu bồn chứa có trang bị máy khuấy) hoặc lấy mẫu qua 3 van nằm ở vị trí phía trên, giữa và phía dưới của bồn chứa. Khối lượng của một mẫu lấy phải tuân theo điều 2.2 và số lượng mẫu lấy đại diện cho cả lô hàng phải tuân theo quy định ở điều 5.1.3 của Quy trình này.
- Phương pháp 2: Lấy mẫu bằng phương pháp trực tiếp.
Dụng cụ lấy mẫu có thể sử dụng 2 loại sau đây:
* Loại 1:
Ống lấy mẫu có điều khiển (xem hình 4) dụng cụ này cho phép lấy mẫu lỏng tại các vị trí và độ sâu theo ý muốn. Khi muốn lấy mẫu tại một độ sâu nhất định nào đó, cần hạ ống lấy mẫu đến độ sâu đó, rồi nâng lên hạ xuống 3 – 4 lần, dao động qua vị trí cần lấy mẫu chừng 20 cm, khi đó mới điều khiển mở nắp để lấy mẫu. Khối lượng một mẫu lỏng lấy theo quy định ở điều 2.2.
* Loại 2: Thả can múc mẫu, can có kích thước chuẩn được quy định ở điều 2.2, được lắp vào bộ gá lấy mẫu (xem hình 5), sau đó thả xuống bồn chứa lấy mẫu ở các vị trí khác nhau.

Quy định lấy 3 mẫu ở 3 vị trí trong bồn chứa rồi đổ chúng ra một chậu nhựa to và sạch, trộn kỹ, rồi lấy ra 4 lít để làm mẫu đại diện.
5.3. Việc lấy mẫu tại các kho, bãi tập trung, tại các cảng biển ….. được tiến hành nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra phân loại vật liệu nhựa phù hợp với Tiêu chuẩn 22 TCN - 227 - 95 của Bộ GTVT ban hàng ngày 21/9/1995.
6. QUY ĐỊNH LẤY MẪU ĐỂ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU NHỰA TẠI CÁC KHO, BÃI PHÂN TÁN
6.1. Sau khi lấy mẫu kiểm tra đại diện cho lô hàng nhập ngoại hoặc các lô hàng do tự sản xuất hay chế tạo mà kết quả thí nghiệm cho thấy vật liệu thỏa mãn các yêu cầu đặt hàng, phù hợp với tiêu chuẩn 22 TCN 227-95, thì khi đó hàng mới được phép phân tán về các kho, bãi để phục vụ thi công.
Quy định ở mục này áp dụng cho việc lấy mẫu từ các lô hàng đã được phép phân tán và chuyển về các kho bãi do các nhà thầu, các đơn vị thi công trực tiếp quản lý và sử dụng.
6.2. Việc lấy mẫu tại các kho bãi phân tán nhằm phục vụ cho kiểm tra và đánh giá chất lượng vật liệu nhựa sử dụng cho mục đích làm đường bộ, sân bay và bến bãi phải tiến hành đối với từng loại nhựa có trong kho.
Việc lấy mẫu nhựa đường đặc, nhựa lỏng và nhũ tương ở kho, bãi phân tán cũng phải tuân thủ theo các điều 5.1, 5.2 và 5.3. Khối lượng lấy một mẫu phải tuân thủ theo quy định ở Điều 2.
6.3. Số lượng mẫu lấy đại diện cho lô hàng đã được chuyển về kho, bãi phân tán để phục vụ thi công được quy định lấy theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên và với số lượng mẫu quy định đối với từng loại nhựa nêu ở bảng 2.
Số lượng mẫu quy định lấy từ các kho bãi phân tán cho từng loại nhựa
Bảng 2
TT
Khối lượng lô hàng
Quy đổi ra số lượng thùng (thùng)
Quy định số lượng mẫu phải lấy để kiểm tra
Loại thùng 130 kg
Loại thùng 150 kg
1
Dưới 50 T
385
335
1
2
Dưới 200 T
1500
1250
2
3
Dưới 500 T
3846
3333
3
4
Dưới 1000 T
7692
6666
4
5
Dưới 5000 T
38461
33333
5
6
Dưới 10000 T
76923
66666
6
7. QUY ĐỊNH LẤY MẪU TẠI NƠI SẢN XUẤT, CHẾ TẠO VẬT LIỆU NHỰA
7.1. Quy định này áp dụng cho việc lấy mẫu vật liệu nhựa dùng cho đường bộ, sân bay và bến bãi tại các cơ quan sản xuất như sau:
- Cơ sở sản xuất nhựa đường đặc trong nước
- Cơ sở pha chế, chế tạo nhựa đường lỏng trong nước
- Cơ sở sản xuất, pha chế nhũ tương nhựa trong nước.
7.2. Đối với nhựa đường đặc và nhựa đặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao, việc lấy mẫu được quy định như sau:
- Kích thước thùng lấy mẫu và khối lượng một mẫu tuân theo Điều 2.1
- Phương pháp lấy mẫu, theo Điều 5.1.2
- Số lượng mẫu quy định lấy theo lô sản xuất, theo Điều 5.1.3.
7.3. Đối với nhựa lỏng và nhũ tương nhựa, việc lấy mẫu được quy định như sau:
- Kích thước và khối lượng một mẫu, tuân theo ĐIềU 2.2 và 2.3
- Phương pháp lấy mẫu, theo Điều 5.2
- Số lượng mẫu quy định lấy theo lô sản xuất tuân thủ theo Điều 5.1.3.
8. QUY ĐỊNH LẤY MẪU VẬT LIỆU NHỰA Ở DẠNG LỎNG CHỨA TRONG CÁC TOA XI-TÉC
8.1. Việc chuyên chở và cung ứng nhựa đường đặc làm lỏng ở nhiệt độ cao hoặc nhựa lỏng và nhũ tương nhựa bằng đường sắt phải sử dụng các toa xi-téc chuyên dùng có bố trí van lấy mẫu (xem hình 6). Thông thường van lấy mẫu phải nhô ra khỏi thành xi-téc tối thiểu 30 cm và phải có nhãn ghi rõ “Van lấy mẫu”.
8.2. Trước khi lấy mẫu từ van, phải xả đi ít nhất 4 lít vật liệu lỏng, sau đó lấy mẫu theo các quy định sau đây:
- Kích thước và khối lượng một mẫu, theo Điều 2.2
- Số lượng mẫu quy định: lấy một mẫu cho toa xi-téc có khối lượng 20 T.
8.3. Vật liệu nhựa ở dạng lỏng, khi xả ra không được xả trực tiếp xuống mặt đất làm ô nhiễm và gây bẩn môi trường, mà phải xả vào thùng hoặc chậu lớn, sạch.
9. QUY ĐỊNH LẤY MẪU VẬT LIỆU NHỰA NGHIỀN Ở DẠNG BỘT
9.1. Đối với vật liệu nhựa cứng, ở dạng cục được nghiền thành bột việc lấy mẫu được tiến hành theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với ASTM D 346.
9.2. Vật liệu nhựa cứng đã được nghiền thành bột, quy định lấy mẫu như sau:
- Khối lượng của một mẫu tối thiểu là 1 kg, mẫu được lấy ở tâm của mỗi bao hay thùng chứa.
- Quy cách thùng mẫu: theo Điều 2.1
- Số lượng mẫu: theo Điều 5.1.3
10. QUY ĐỊNH VỀ LẬP PHIẾU LẤY MẪU KIỂM TRA
Sau khi hoàn thành việc lấy mẫu, nhất thiết phải lập Phiếu lấy mẫu. Phiếu này được lập riêng cho từng loại vật liệu nhựa, như sau:
- Nhựa đặc đóng trong thùng (phuy)
- Nhựa đặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao trong bồn chứa
- Nhựa lỏng chứa trong bồn chứa
- Nhũ tương nhựa chứa trong bồn chứa
Phải điền và kê khai đầy đủ vào Phiếu lấy mẫu theo chỉ dẫn ở phụ lục 2.
Phiếu lấy mẫu phải đi kèm với mẫu vật liệu nhựa khi giao cho phòng thí nghiệm.
11. NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
11.1. Quy định về tổ chức lấy mẫu
Thông thường việc tổ chức lấy mẫu phải có đại diện của chủ hàng, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan Tư vấn giám sát và Kỹ thuật viên của Phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân.
Trách nhiệm và sư phối hợp của các bên đại diện này tuân thủ theo quy định riêng của Bộ GTVT.
11.2. Phải đảm bảo an toàn và phòng chống cháy trong quá trình lấy mẫu, không được sơ xuất để gây ra những thiệt hại về người, thiết bị vật liệu.
11.3. Phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh khu vực lấy mẫu, chống gây bẩn và ô nhiễm môi trường. Các vật liệu thải và đồ phế phải phát sinh sau quá trình lấy mẫu phải được thu gọn và dọn sạch sẽ.
11.4. Phải có các biện pháp cần thiết để chống nhiễm bẩn mẫu và bảo quản mẫu cho chu đáo trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. Thời gian tối đa dành cho việc vận chuyển mẫu về Phòng thí nghiệm, kể từ khi lấy mẫu được quy định như sau:
- Đối với nhựa đặc và nhựa đặc được làm lỏng ở nhiệt độ cao: Không quá 7 ngày
- Đối với nhựa lỏng: Không quá 24 giờ
- Đối với nhũ tương nhựa: Không quá 24 giờ
11.5. Thủ tục giao nhận mẫu tại các Phòng thí nghiệm bao gồm:
- Tiếp nhận phiếu lấy mẫu và các mẫu vật liệu nhựa đã được lấy theo đúng quy trình.
- Kiểm tra các ký hiệu trên thùng đựng mẫu với phiếu lấy mẫu kê khai.
- Cần xác định trọng lượng của từng hộp hoặc thùng mẫu, ghi vào biên bản.
- Tiếp nhận các chứng từ kèm theo mẫu
- Lập phiếu giao nhận mẫu của Phòng thí nghiệm và hẹn ngày trả lời kết quả thí nghiệm.