1. Giới thiệu chung
- Láng nhựa là tạo nên một lớp mỏng bề dày không quá 3-4 cm
bằng cách tưới nhựa trên từng lớp trên bề mặt rồi rải đá lèn ép. Tùy theo số
lần tưới nhựa mà có thể phân thành 3 loại.
- Láng nhựa 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp. Có bề dày lần lượt 1-1,5cm,
1.5-2 cm,2.5-3cm. Do bề dày khá mỏng nên lớp nhựa không làm tăng được cường độ
chung của kết cấu áo đường, nên xem lớp lángn nhựa không chịu lực.
- Tác dụng chính của lớp láng nhựa để chống lại sự hao mòn
của bánh xe, tăng cường khả năng chống trơn trượt và phòng nước thấm, tăng độ
bằng phẳng, cải thiện điều kiện xe chạy
- Láng nhựa có thể sử dụng được từ 2 –6 năm.
2. Nội dung và qui trình kỹ thuật công nghệ:
2.1 Công tác chuẩn bị:
- Công tác chuẩn bị bao gồm: chuẩn bị vật liệu, làm sạch mặt
đáy lớp, và lên khuôn đường, sửa sang sao cho lớp này phù hợp với các yêu cầu
về độ vững chắc, độ sạch, cao độ, độ dốc ngang.
- Trước khi đem nhựa ra sử dụng phải tiến hành đun nóng
nhựa. Quy định của quy trình VN về đun nhựa như sau: với nhựa bitum có độ kim
lún 40/90 nhiệt độ đun tốt nhất 1400C không qúa 1800C, thời gian đun nhựa không
quá 3h, dùng đến đâu đun đến đó, không dược dùng nhựa đã đun, đun lại để dùng.
- Nấu nhựa: nhựa được đổ vào nồi nấu không qúa 1/3 chiều cao
để tránh nhựa trào ra, tốn nhựa. Nồi nhựa phải kê chắc chắn, chọn hướng gió để
khỏi không tạt vào công nhân hoặc nhân dân đi lại. Nên che chắn bếp để tránh
tổn thất nhiệt độ. Nấu nhựa còn dùng các thùng nấu di động, nấu bằng dầu, mỗi lần
nấu có thể nấu một tấn nhựa. Ngoài ra có thể láng nhũ tương (nhựa nguội) thay
cho nhựa nóng.
2.2 Láng nhựa trên mặt đường đá dăm mới thi công xong:
2.2.1. Láng nhựa trên mặt đường đá dăm mới thi công xong
- Mặt đường đá dăm lu lèn đến giai đoạn 3 nhưng không tưới
nước và không rải cát chèn để chuẩn bị láng nhựa. Trước khi láng nhựa phải làm
sạch mặt đường, cày bỏ hết các đám đất hoặc đám bột đá, làm cho lộ kẽ đá ra.
- Rải nhựa nóng với tiêu chuẩn 3 – 3.5kg/m2.
- Rải đá, sỏi 10- 20 với tiêu chuẩn 18- 201m2 phủ kín mặt
nhựa vừa rải
- Lu lèn ép bằng lu 6-8 tấn đi qua 6-8 lượt / điểm ngay sau
khi rải đá.
2.2.2. Láng nhựa 2 lớp trên mặt đường đá dăm mới thi công
xong
- Sau khi đã lu lèn xong lớp nhựa - đá, sỏi 10 – 20 lần thứ
nhất, rải nhựa lớp thứ 2 theo tiêu chuẩn 2-2.5 kg/m2.
- Rải đá, sỏi 5-10 theo tiêu chuẩn 12-151/m2 phủ kín mặt
nhựa mới rải
- Lu lèn ép bằng lu 6-8 tấn đi qua 6-8 lượt / điểm ngay sau
khi rải đá, sỏi 5-10.
- Lu lèn ép bằng lu 6-8 tấn qua 4-6 lượt / điểm ngay sau khi
đá, sỏi 5-10
2.3 Láng nhựa trên mặt đường đã sử dụng trên một thời gian
- Vá ổ gà và sửa lại mui luyện mặt đường cũ cho thật bằng
phẳng trước khi rải nhựa.
- Làm sạch mặt đường bằng chổi quét hoặc thổi khi ép, cố
gắng tránh làm bong mặt đá trong khi làm công tác này.
- Rải nhựa nóng với tiêu chuẩn 2.5- 3kg/m2
- Rải đá, sỏi 10-20 phủ kín mặt đường theo tiêu chuẩn 15
–181/ m2
- Lu lèn ép bằng lu 6-8 tấn đi qua 6-8 lượt / điểm ngay sau
khi rải đá 10-20
2.4 Láng nhựa trên mặt đường cấp phối và sỏi ong:
2.4.1. Đối với mặt đường cũ:
- Mặt đường đã sử dụng một thời gian phải kiểm tra và độ
bằng phẳng. Nếu mặt đường đã bị hao mòn nhiều, phải tiến hành xào xới lại bù
phụ thêm vật liệu mới và lu lèn ép theo đúng quy định của quy trình kỹ thuật
thi công mặt đường cấp phối và sỏi ong.
2.4.2. Đối với mặt đường mới thi công xong
- Để chuẩn bị cho việc láng nhựa mặt đường cấp phối và sỏi
ong mới thi công không rải lớp bảo vệ.
- Láng nhựa 2-3 lớp trên mặt đường cấp phối và sỏi ong tiến
hành như quy định cho mặt đường đá dăm đã sử dụng một thời gian, phải xử lý mặt
đường tước khi láng nhựa để nhựa dính bám tốt với mặt đường
- Có thể xử lý mặt đường để tăng cường dính bám với nhựa
theo hai cách:
+ Phun đều một lớp dầu mazut, dầu hỏa hoặc dầu creosote theo tiêu chuẩn 0.2- 0.3kg/m2
+ Rải một lớp nhựa pha với 15-20% dầu mazut, dầu hỏa hoặc
dầu creosote theo tiêu chuẩn 0.8- 1kg/m2
- Để cho se mặt 5–10 phút rồi thi công lớp láng mặt như qui
định cho mặt đường lớp đá dăm và sử dụng một thời gian.
- Riêng với lớp nhựa thứ nhất, khi xử lý mặt đường bằng nhựa
pha dầu để tăng cường độ dính bám, thì tiêu chuẩn nhựa là 1.5-2 kg/m2
- Khi rải nhựa thì rải dọc theo tim đường, rải từ tim đường
dịch ra 2 mép mặt đường (trên đường thẳng) trải từ lưng xuống bụng (nếu trong
đường cong có siêu cao)
- Khi lu thì lu từ hai mép dịch vào tim (trên đường thẳng),
từ bụng trên lưng (nếu trong đường cong có siêu cao)
- Nếu láng nhựa bằng nhũ tương thì lưọng nhũ tương sẽ gấp
đôi lượng nựa nóng và được chia làm nhiều lần hơn vì nhũ tuơng có 50-60 % trọng lượng là nước).
3. Các chú ý khi thi công mặt đường láng nhựa và thấm nhập
nhựa:
- Các công đoạn cần được tiếp nối chặt chẽ không để một khâu
nào đứt đoạn.
- Đoạn đường thi công trong ngày phải hoàn thành trong ngày
đó
không được rải nhựa khi đá ẩm ướt hoặc lớp đáy ẩm ướt (nếu
dùng nhựa nóng).
- Khi gặp mưa phải đợi đá khô mới tiếp tục thi công
- Lượng nhựa sử dụng phải khống chế chặt chẽ, đầm nén phải ở
mức thích hợp, để tránh việc làm đầm nén không đủ làm ảnh hưởnng đến việc chèn
đá con hoặc đầm nén quá nhiều làm vỡ đá gây ảnh hưởng đến khả năng thấp nhập
nhựa.
- Trong năm nên chọn mùa khô và tương đối nắng để thi công.
4. Hoàn thiện nghiệm thu và bảo dưỡng:
4.1 Hoàn thiện lề đường và rãnh dọc
- Mặt đường nhựa chỉ được coi là thi công xong khi lề đã
làmtheo đúng yêu cầu của thiết kế về bề rộng và độ dốc ngang.
- Đối với đường mới thi công, độ chặt của lề đường phải đạt
tối thiểu K= 0.90 trong phạm vi độ sâu 1.20 m kể từ trên mặt. Đối với đường cũ
đại tu mặt đường phải đảm bảo độ chặt của đất lề đường K=0.90 ít nhất tới độ
sâu 0.30 m kể từ mặt đường.
- Trường hợp phải làm rãnh dọc, phải thực hiện đúng yêu cầu
của thiết kế về bán kính kích thước hình
học và độ dốc, để đảm bảo thoát nước.
4.2 Quy định về sai số cho phép:
- Những sai số cho phép qui định sau có mục đích chiếu cố
những sai sót nhỏ trong quá trình thi công, vì vậy chỉ được áp dụng khi nghiệm
thu. Trong quá trình thi công, phải thực hiện đúng yêu cầu của thiết kế, không
được phép dựa vào các sai số cho phép mà thi công thay đổi, châm chước thiết
kế.
- Các sai số cho phép qui định như sau:
* Về yếu tố hình học:
- Sai số cho phép về chiều rộng mặt đường +(-)10 cm
- Sai số cho phép về chiều dày mặt đường +(-)10 %
- Sai số cho phép về độ dốc ngang lề đường và mặt đường
+(-)5% của trị số thiết kế.
- Độ bằng phẳng thử bằng thước 3 m, khe hở không quá 7mm.
* Về cường độ mặt đưòng:
Mô đuyn biến dạng mặt đường phải đạt hoặc vượt mô đuyn biến
dạngthiết kế. E thực tế >(=) E thiết
kế
* Phương pháp kiểm tra:
- Chiều rộng mặt đường kiểm tra 10 mặt cắt ngang trong 1km
- Chiều dày mặt đường kiêm rtra 3 mặt cắt ngang trong 1cm, ở
mỗi mặt cát ngang kiểm tra 3 điểm ở tim đường và ở 2 bên cách mép đường 1m
- Độ băng phẳng: Kiểm tra 3 vị trí trong 1 km, ở mỗi vị trí
đặt thước 3m dọc tim đường và 2 bên cách mép đường 1m, đo khe hở giữa mặt đường
và cạnh dưới của thước, cách tường 50 cm một điểm đo.
- Cường độ mặt đường kiểm tra phương pháp ép tĩnh, chùy rơi
chấn động
- Đơn giản hơn là dùng cần Benkenman.
* Bảo dưởng mặt đường:
- Trên các mặt đường nhựa đang thi công, chỉ có các lọai xe
bánh lốp đi qua và có tốc độ hạn chế 5km/h sau khi đã rải lớp đá, sỏi 10-20
hoặc 5-10 trên mặt nhựa.
- Chỉ cho phép các loại xe bánh đai sắt đi qua lại sau khi
mặt đường đã ổn định hình thành đủ cường độ.
- Trong vòng 48 giờ kể từ khi thi công xong, xe chạy phải
hạn chế tốc độ không quá 20km/h.
- Sau khi làm xong, mặt đường nhựa phải được chăm sóc bảo
dưỡng trong 10 ngày, cu thể là pải quét vôi vào
trong mặt đường những đá, sỏi bị xe chạy làm té sang bên lề và có biện
pháp điều chỉnh cho xe chạy đều khắp mặt đường. Sau đó tiếp tục bảo dưỡng như
qui định về công tác duy tu bảo dưỡng đường.